04/07/2022

5 phút nắm rõ các trợ động từ trong tiếng Anh


5 phút nắm rõ các trợ động từ trong tiếng Anh






Trợ động từ trong tiếng Anh đóng vai trò bổ trợ cho động từ chính cả về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp. Học ngữ pháp tiếng Anh thì không thể bỏ qua việc học về trợ động từ. Vậy có những loại trợ động từ tiếng Anh nào? Dùng trợ động từ tiếng Anh thế nào mới đúng? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây.
Trợ Động Từ Trong Tiếng Anh Là Gì?
Khái niệm
Trợ động từ trong tiếng Anh (auxiliary verbs) là những từ hỗ trợ biến thể, bổ sung ý nghĩa cho động từ chính. Trợ động từ có thể giúp thể hiện thì của động từ thường, bổ sung mức độ, tính chất hình thái của hành động, hoặc tạo câu phủ định, nghi vấn.
Trợ động từ không thể thay thế động từ chính và không dùng cùng với các trợ động từ cùng loại khác.
Trong tiếng Anh, trợ động từ được chia thành 2 nhóm: trợ động từ chính (principal auxiliary verbs) và nhóm trợ động từ khuyết thiếu (modal auxiliary verbs).
Ví dụ: be, have, can, may, do,…
Cách nhận biết
Một câu văn hoàn chỉnh luôn có ít nhất 1 động từ. Cấu trúc sử dụng luôn có trợ động từ + động từ chính. Trong đó:
Trợ động từ được chia theo chủ ngữ và thì.
Động từ chính ở dạng nguyên mẫu, V-ed, V-ing tùy cấu trúc.
Nếu trợ động từ chính mô tả hành động đang diễn ra, thì trợ động từ đi kèm sẽ có tác dụng bổ nghĩa để người đọc, người nghe hình dung rõ hơn về hành động.
Ví dụ:
I am listening to the radio.
(Tôi đang nghe radio)
Trong ví dụ trên, trợ động từ “is” cho biết hành động nghe radio đang diễn ra ngay tại thời điểm nói (thì hiện tại tiếp diễn). Tại đây, “is” bổ nghĩa cho “listening”.
Cách sử dụng các loại trợ động từ trong tiếng Anh
Để thành lập câu phủ định, chỉ cần thêm NOT vào phía sau trợ động từ
Ví dụ:
He is there. (Anh ấy ở đó kìa)
He is NOT there. (Anh ấy làm gì có ở đó)
Để thành lập câu nghi vấn, sử dụng đảo ngữ để đảo trợ động từ lên đầu câu làm từ để hỏi.
Ví dụ:
Do you like hamburgers? (Cậu có thích bánh kẹp không?)
Để thành lập câu hỏi đuôi, sử dụng chính trợ động từ trong mệnh đề chính kết hợp với đảo ngữ.
Ví dụ:
She was a doctor, wasn’t she?
(Cô ấy từng là bác sĩ, đúng không?)
Trợ động từ được sử dụng trong câu trả lời rút gọn cho câu nghi vấn Yes/No question
Ví dụ:
Did you do your homeworks? (Con đã làm bài tập về nhà chưa vậy?)
Yes, I did. (Con làm rồi)
Sử dụng trong các câu tỉnh lược
Ví dụ:
We’ve already had dinner. Have you? (Tụi tôi ăn tối rồi? Cậu sao?)
=> Have you = Have you had dinner?
Phân Loại Các Trợ Động Từ Trong Tiếng Anh
Trợ động từ chính (Principal Auxiliary Verbs)
Be
Be được sử dụng để giúp động từ chính tạo thể tiếp diễn hoặc thể bị động.


Nguyên thể
to be

Thì hiện tại
am/is/are

Thì quá khứ
was/were

Thì hoàn thành
been

Ví dụ:
He is sleeping in his room. (Anh ấy đang ngủ trong phòng)
She was a waitress before working as a manager. (Cô ấy từng là phục vụ trước khi trở thành quản lý)
He has been playing piano for 6 years. (Anh ấy đã chơi piano suốt 6 năm rồi)
“Be” cũng được coi là một dạng động từ chưa đầy đủ nên luôn cần có bổ ngữ theo sau.
Ví dụ:
He is ready. (Anh ấy sẵn sàng rồi)
Khi được sử dụng như động từ chính, “be” có nghĩa là “có” “tồn tại”
Ví dụ:
I think, therefore I am. (Tôi nghĩ, rốt cuộc tôi là vậy thật)
Dùng “be to” để diễn tả một mệnh lệnh, yêu cầu hoặc một sự sắp xếp nào đó.
Ví dụ:
My birthday party is to take place on Tuesday. (Tiệc sinh nhật tớ diễn ra vào thứ ba)
You are to see the dentist at 5 o’clock. (Con hãy đi nha sĩ lúc 5 giờ)
Dùng “be to” để diễn tả ý nghĩa “tương lai” khi cần diễn tả tương lai trong quá khứ (Future in the Past)
Ví dụ:
We were to go to the cinema tonight, but we couldn’t go. (Chúng tôi đã định sẽ đi xem phim tối nay, nhưng chúng tôi lại không đi được)
6. Dùng “Do be” để nhấn mạnh ý nghĩa của hành động hoặc khiến cho câu nói trở nên thuyết phục hơn.
Ví dụ
Do be careful when you go out in the evening. (Hãy cực kỳ cẩn thận khi đi chơi vào buổi tối)
Have
Have được sử dụng để tạo các thì hoàn thành


Nguyên thể
have

Thì hiện tại
have/has

Thì quá khứ
had

Thì hoàn thành
Had

Ví dụ:
I have lived here with my family since 1999.
(Tôi đã sống ở đây cùng cả nhà từ năm 1999)
I had met him before I saw him today.
(Tôi đã từng gặp anh ta trước khi nhìn thấy anh ta hôm nay)
Khi được dùng như một động từ hoàn chỉnh, “have” có ý nghĩa là “có”, “sở hữu”. Trong một số trường hợp, “have” được dùng kèm với “got” mà không làm thay đổi ý nghĩa.
Ví dụ:
How many siblings have you got? (Cậu có bao nhiêu anh chị em?)
He has (got) a villa. (Anh ấy có một căn biệt thự)
Nếu không dùng với nghĩa sở hữu, have cũng có các dạng phủ định, nghi vấn,… giống như các động từ khác và không đi cùng với “got”.
Ví dụ:
Did you have a gift from your roommate? (= receive)
(Cậu có nhận được món quà nào từ bạn cùng phòng không?)
Dùng “have to” để diễn tả một sự bắt buộc, cần thiết. Trong trường hợp này cũng có thể dùng “got” ở phía sau. “Have to” cũng được dùng thay cho “must” ở những thì mà “must” không có.
Ví dụ:
You’ve got to study hard to get a good mark. (Cậu phải học chăm nếu muốn đạt điểm cao)
Do
Do vừa là một trợ động từ, vừa là một động từ thường hoàn chỉnh.


Nguyên thể
do

Thì hiện tại
do/does

Thì quá khứ
did

Thì hoàn thành
done

“Do” được dùng để tạo thành dạng phủ định và nghi vấn cho các động từ thường
Ví dụ:
She doesn’t want to go to school. (Cô ấy không muốn đi học)
Do you like ice-cream? (Cậu có thích ăn kem không?)
“Do” được dùng để tạo thành câu hỏi đuôi nếu động từ trong mệnh đề chính là một động từ thường
Ví dụ:
You turned off the light, didn’t you? (Cậu đã tắt đèn đi, đúng không?)
Dùng trong câu trả lời ngắn để tránh lặp lại động từ chính
Ví dụ:
I like playing football. (Tớ thích đá bóng)
So do I. (Tớ cũng vậy)
Dùng để nhấn mạnh
Ví dụ:
I do love you. (Em có yêu anh mà)
Trợ động từ khuyết thiếu (Modal Auxiliary Verbs)
Trợ động từ khuyết thiếu hay còn gọi là trợ động từ tình thái được sử dụng để chỉ khả năng, sự cho phép, tính chắc chắn,… của hành động. Loại trợ động từ này luôn đi với động từ nguyên thể không “to”.
Dưới đây là một số trợ động từ tình thái thường gặp trong tiếng Anh:
Can (có thể)
Trợ động từ “can” diễn tả khả năng xảy ra hành động ở hiện tại hoặc tương lai hoặc khả năng, cơ hội làm gì của ai đó. Can có thể phủ định là Cannot (Can’t).
Ví dụ:
We can meet each other tonight.
(Chúng ta có thể gặp nhau tối nay)
Bên cạnh đó, “can” cũng được dùng để diễn tả sự cho phép hoặc lời yêu cầu, gợi ý, đề nghị
Ví dụ:
You can come to see me whenever you want. (Bạn có thể tới thăm tôi bất cứ khi nào bạn muốn)
Can I get you a cup of coffee? (Tớ lấy cho cậu tách cà phê nhé?)
Could (Có thể)
Could là thể quá khứ của can, có dạng phủ định là “could not” (couldn’t). Khi được sử dụng như trợ động từ khuyết thiếu, “could” diễn tả khả năng xảy ra điều gì ở hiện tại hoặc tương lai nhưng không chắc chắn.
Ví dụ:
Everything she said could be true. (Có thể tất cả những gì cô ấy nói là thật)
Ngoài ra, “could” cũng được dùng để xin phép, đề nghị, yêu cầu (với sắc thái trịnh trọng hơn “can”)
Ví dụ:
Could we sit here? (Chúng cháu ngồi đây được không ạ?)
Could you send me an email tonight? (Tối nay bạn gửi email cho tôi được không?)
May và Might (Có thể; có lẽ)
Trợ động từ “may” và “might” được dùng để diễn tả khả năng có thể trong hiện tại và tương lai. Trong đó, “might” ít chắc chắn hơn “may”.
Ví dụ:
Ex: I may come back home next week. (Tuần tới tôi có thể sẽ về quê)
“May” và “might” cũng có thể được dùng để xin phép với sắc thái trang trọng hơn rất nhiều so với “can” hay “could”. “May” còn được dùng để chúc mừng một cách trang trọng.
Ví dụ:
May I borrow your pen? (Tôi có thể mượn bút của bạn được không?)
May you be successful (Chúc bạn thành công)
Should (nên)
Trợ động từ khuyết thiếu “should” được dùng để diễn tả lời khuyên nhủ, gợi ý không có tính bắt buộc, hoặc diễn tả mong muốn xảy ra điều gì đó của người nói.
Ví dụ:
You should do some exercises. (Cậu nên tập thể dục đi)
It should snow tomorrow. (Mong là mai sẽ có tuyết rơi)
Must (phải)
“Must” diễn tả những hành động có tính bắt buộc phải làm, không có quyền lựa chọn. Ngoài ra, “must” cũng được dùng để diễn tả ý nghĩa “chắc đã”, “hẳn là”.
Ví dụ:
She must be at home now. (Chắc hẳn giờ cô ấy đang ở nhà rồi)
You must clean your room by 5. (Cậu phải dọn sạch phòng trước 5 giờ)
Need (cần phải), Dare (dám), Used to (đã từng)
Đây đều những từ vừa là động từ thường, vừa là trợ động từ tình thái. Trong đó
Need (cần phải): diễn tả sự cần thiết, bắt buộc của một hành động nào đó. Trợ động từ khuyết thiếu “need” được sử dụng trong câu phủ định, câu nghi vấn, hoặc sau if, whether với các từ phủ định như only, never, hardly.
Ví dụ: Need I close the door? (Em có cần đóng cửa không ạ?)
Dare (dám): Giống như “need”, “dare” cũng được dùng trong các câu phủ định, nghi vấn, hoặc đứng sau if/whether với các từ phủ định như never, hardly, only,…
Ví dụ: I daren’t ask my mom for too much money. (Tớ không dám xin mẹ quá nhiều tiền đâu)
Used to (đã từng): “Used to” được sử dụng như trợ động từ khuyết thiếu trong các ngữ ảnh cực kỳ trịnh trọng.
Ví dụ: Used you to go to the library? (Anh có thường đến thư viện không?)
Bài Tập Thực Hành Trợ Động Từ
Bài 1: Điền trợ động từ thích hợp vào các chỗ trống dưới đây
Andy _____ working on his homework. (is /am /does /are )

Samantha _______ make dinner with her grandma. (is /am /does /are)

The friends _______ going to South Carolina. (is /am /does /are)

_______ your dad work in this building? (is /am /does /are )

_______ you want to come to my house later? (are /am /do /does )

Mike _________ like animals. (isn’t /doesn’t /aren’t /don’t )

The poster _______ hanging on the wall. (is /am /does /are )

Where _______ your family like to eat? (are /am /do /does )

_______ your brother playing soccer this weekend? (is /am /does /are)

Patty _______ watching television anymore. (isn’t /doesn’t /aren’t /don’t )

His family _________ go to parties. (isn’t /doesn’t /aren’t /don’t )

Tony and Tracy _______ planning a vacation. (is /am /does /are )
Đáp án:
Is

Does

Are

Does

Do

Doesn’t

Is

Does

Is

Isn’t

Doesn’t

Are


Nhãn: ,

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ